CLICK HERE FOR BLOGGER TEMPLATES AND MYSPACE LAYOUTS »

Monday, January 30, 2012

VietJet Budget Flights Lure Travelers From 40-Hour Bus Rides

Jan. 30 (Bloomberg) -- VietJet Aviation Joint-Stock Co., the budget carrier that began flights in Vietnam last month, may double its fleet to six planes by the end of the year as it lures passengers from bus trips taking as long as 40 hours.

The carrier's 122-seat Airbus SAS A320s are 90 percent full on its first route, Ho Chi Minh City-Hanoi, said Chief Operating Officer Pritam Singh. The average fare including taxes is 1.03 million dong ($49) one way, according to the airline. That's about 25 percent less than the cheapest ticket offered on Vietnam Airlines' website.

VietJet also intends to challenge the state-owned carrier on international services as soon as the third quarter as an economic growth rate that the government expects to reach 6 percent this year spurs travel demand. The number of Vietnamese living in poverty declined to about 11 percent in 2010 from 58 percent in 1993, based on U.S. government figures.

"The market for a budget carrier has to be developed, but it's there -- if they have enough capital and run a good marketing campaign," said Paul Stoll, who helped set up the Vietnam Tourism Association and is the chief executive officer of Celadon International Hotel Management Joint-Stock Co. Still, "it will be tough."

Two-Hour Flight

On the Ho Chi Minh City-Hanoi route, a VietJet Air takes about two hours compared with 30 to 42 hours by rail and 34 to 40 hours by bus. A one-way rail trip in mid-February costs 486,000 dong for a hard seat, according to the website of the Hanoi train station. The cheapest ticket on a bus operated by Vinamotor Investment Joint-Stock Co. is about 400,000 dong.

"Many people think an airplane has to be expensive, and that a bus will be much cheaper," said Singh on Jan. 27 by phone. "We are trying to reach out to this segment, to introduce the idea of using an airline instead."

VietJet also intends to start services by April to Danang, the biggest city in central Vietnam. A Danang-Ho Chi Minh City bus trip takes about 18 hours, according to bus operator Phuong Trang Investment Joint-Stock Co.

The carrier, a unit of Hanoi-based Sovico Holdings, flies from Hanoi to Ho Chi Minh City three times a day. Other operators on the route include Jetstar Pacific Airlines Joint- Stock Aviation Co., a Vietnam Airlines-Qantas Airways Ltd. venture, and closely held Mekong Aviation Joint-Stock Co. As the carrier expands overseas, possible destinations may include Singapore, Kuala Lumpur or Bangkok, Singh said.

The airline, which has leased planes from Kuwait-based Aviation Lease & Finance Co., expects to be profitable by 2014 and it may list on Ho Chi Minh City's stock exchange within the next few years, Singh said. Losses before the carrier breaks even are expected to exceed $10 million, he said.

--Jason Folkmanis in Ho Chi Minh City and Diep Ngoc Pham in Hanoi. Editors: Neil Denslow, Dave McCombs

To contact Bloomberg News staff for this story: Jason Folkmanis in Ho Chi Minh City at folkmanis@bloomberg.net; Diep Ngoc Pham in Hanoi at dpham5@bloomberg.net

To contact the editor responsible for this story: Neil Denslow at ndenslow@bloomberg.net

Sunday, January 29, 2012

VietJet Air ‘sẽ hướng vào khách du lịch quốc tế’

VietJet Air đã chuẩn bị nguồn lực tài chính cho kế hoạch 5 năm với số vốn ban đầu là 600 tỷ đồng.

Cuối cùng, hãng hàng không tư nhân theo mô hình chi phí thấp VietJet Air cũng đã cất cánh thương mại sau hơn 4 năm được cấp phép. Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó tổng giám đốc VietJet Air đã có những chia sẻ ngay trên chuyến bay nội địa đầu tiên của hãng.

- Vì sao VietJet Air lại chọn mô hình chi phí thấp?

- Trước hết, tôi muốn khẳng định hàng giá thấp hoàn toàn không phải là hàng kém chất lượng. Tất cả những yếu tố chính liên quan tới chi phí của các hãng hàng không như thuê máy bay (chiếm 16%), kỹ thuật bảo dưỡng (14%), nhiên liệu (46%) đều như nhau, không phân biệt là giá thấp hay truyền thống.

Vì vậy, để có thể hoạt động theo mô hình giá thấp, phải giảm tối đa các chi phí trong khoảng gần 30% còn lại như phí phục vụ sân bay, phí phục vụ trên không, hoa hồng cho đại lý, quảng cáo, nhân sự… Tóm lại, với mô hình giá thấp, khách hàng chỉ phải trả tiền cho những dịch vụ thật sự cần thiết. Tôi tin rằng, khi VietJet Air cất cánh sẽ làm thay đổi những suy nghĩ của khách hàng đối với mô hình này.

- Vậy chiến lược kinh doanh của VietJet Air có gì khác biệt?

- Hiện tỉ lệ người dân Việt Nam đi máy bay mới chỉ xấp xỉ 1% là còn rất thấp. Thu nhập người dân đang tăng dần, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng đều hàng năm. Chiến lược của chúng tôi là nhắm tới khách du lịch, nhất là khách quốc tế, đồng thời mở rộng tới những người Việt Nam chưa từng đi máy bay. Để cụ thể hóa chiến lược này, VietJet Air sẽ xem xét mọi điểm đến trong bán kính 4 giờ bay mà máy bay A320 của chúng tôi có thể khai thác.

- VietJet Air sẽ tập trung cho các đường bay chính nhưng đây lại là nơi cạnh tranh khốc liệt nhất?

- Chúng tôi bắt đầu bằng việc khai thác chặng TP HCM – Hà Nội – TP HCM vì đây là đường bay có lượng khách đông và ổn định nhất. VietJet Air sẽ sớm mở thêm các đường bay khác như Hà Nội/TP HCM – Đà Nẵng; TP HCM – Hải Phòng; Hà Nội – Nha Trang; Hà Nội – Đà Lạt… Trong năm 2012, chúng tôi đặt mục tiêu khai thác 5.000 chuyến bay nội địa, chuyên chở 700.000 – 800.000 hành khách với đội bay từ 5-6 máy bay A320.

- Thế còn kế hoạch bay quốc tế sẽ như thế nào thưa ông?

- Tôi xin phép chưa tiết lộ về kế hoạch này. Nhưng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép bay nội địa lẫn quốc tế, chúng tôi sẽ sớm bay tới các nước vùng Đông Bắc Á nhằm tăng cường giao thương và thu hút thêm khách du lịch, nhà đầu tư tới Việt Nam.

- VietJet Air đã chuẩn bị cho kế hoạch cất cánh như thế nào, nhất là vấn đề vốn?

- Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng những bài học kinh nghiệm của các hãng hàng không thua lỗ tại Việt Nam để tránh lặp lại sai lầm. Trong kinh doanh hàng không, lỗ và lãi khá gần nhau. Trên thế giới, vẫn có nhiều hãng hàng không có lãi và cũng không ít hãng lỗ. Nếu không kỳ vọng sẽ có lợi nhuận, chúng tôi đã không cất cánh. VietJet Air đã chuẩn bị nguồn lực tài chính cho kế hoạch 5 năm với số vốn ban đầu là 600 tỷ đồng và cũng đã xác định rất rõ là những năm đầu chưa thể có lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã có kế hoạch dần dần cân đối giữa doanh thu và chi phí để tiến tới có lãi.

- VietJet Air có tính tới khả năng huy động vốn từ đối tác nước ngoài?

- Việc mở rộng các quan hệ đa phương và hợp tác với nước ngoài là rất cần thiết. Nhưng trước mắt, chúng tôi chỉ sử dụng các dịch vụ kỹ thuật máy bay, công nghệ, lực lượng tư vấn, chuyên gia và một số cán bộ quản lý người nước ngoài.

- Liệu khả năng AirAsia quay trở lại hợp tác với VietJet Air có thể xảy ra không?

- Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không đều có các mục tiêu chiến lược. Việc rút vốn của AirAsia là do cả 2 phía cùng chủ động thống nhất sau khi có những diễn biến không theo như kế hoạch của liên doanh. Chúng tôi hiện không bàn gì về kế hoạch quay trở lại liên doanh với AirAsia.

- Lời khuyên của ông dành cho các nhà đầu tư tư nhân muốn tham gia vào kinh doanh hàng không tại Việt Nam?

- Đây là lĩnh vực rất đặc thù đòi hỏi quá trình chuẩn bị chuyên nghiệp. Lời khuyên chân thành nhất của tôi đối với các nhà đầu tư tư nhân có chăng chỉ là một câu: Làm gì thì cũng phải có "nghề", nếu không sẽ khó thành công. VietJet Air tập hợp được các chuyên gia hàng không có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết. Bản thân tôi cũng làm việc cho ngành hàng không hơn 30 năm, đã tham gia quản lý, điều hànhVietnam Airlines trong nhiều năm.

(Theo Nhịp cầu đầu tư)

Nguồn:  http://didaudidau.vn/vietjet-air-se-huong-vao-khach-du-lich-quoc-te.html